Skip to main content

Giới thiệu chung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ VĨNH HẬU

Xã Vĩnh Hậu là một trong 3 xã bờ Đông sông Hậu thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang.
+ Phía đông giáp với xã Tân An và xã Tân Thạnh , Thị xã Tân Châu tỉnh An Giang;
+ Phía tây giáp với xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, tỉnh An Giang;
+ Phía nam giáp với xã Châu Phong, Thị xã tân Châu, tỉnh An Giang;
+ Phía bắc giáp với xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

hinh

Dân cư của xã đa số là người Kinh chiếm 99%.
Tôn giáo: Phật giáo Hòa Hảo 2.067 nhân khẩu; Cao đài 825 nhân khẩu, Phật giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương,01 Đình thần;  01 Ban trị sự PGHH; 03 chùa tộc họ (Bùi, Lê, Phan), Tứ Ân Hiếu Nghĩa 1.178 nhân khẩu và đạo khác khoảng 957 nhân khẩu. Toàn xã có 4 ấp, với tổng diện tích đất tự nhiên 2.015,6 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp: 1.726 ha; đất phi nông nghiệp 289 ha. 
Thế mạnh của địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó cây Lúa chiếm đa số. Địa phương đã tổ chức đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; Nhân rộng mô hình sản xuất lúa “An toàn” (không phun thuốc trừ sâu, rầy). Thực hiện lộ trình của Dự án VnSAT. Chuyển đổi nông nghiệp bền vững nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất; mô hình nuôi lươn sạch VietGAP; mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng đệm lót sinh học, biogas, mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín. Trong thời gian qua địa phương xác định nông nghiệp là kinh tế chủ lực nên đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.

hình 3

Ảnh: hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho những hộ bị ngập lụt

Vĩnh Hậu là xã vùng sâu chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên tai, thời tiết nhất là khoảng từ tháng 7 (âm lịch), mực nước trên sông Mê Kông dâng cao, mưa nhiều kết hợp với lượng nước tích tụ tại Biển Hồ của Campuchia tràn xuống hạ lưu làm gần như toàn bộ khu vực cánh đồng lớn chìm trong biển nước, độ ngập trung bình khoảng 2-3 mét. Thời gian ngập lụt kéo dài khá lâu, thường là khoảng từ 4 đến 5 tháng nên ảnh hưởng rất lớn đến tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân, giao thông gặp nhiều khó khăn, người dân ở ấp Vĩnh Ngữ phải đi vòng qua hai bến đò để đến được trung tâm xã hoặc qua huyện nhưng toàn thể cán bộ và nhân dân xã phấn đấu đến năm 2026 xã đạt các tiêu chí không cần vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - văn hoá - xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân.